Vữa chống cháy là gì? Quy trình, ứng dụng, biện pháp thi công

Vật liệu chống cháy cách nhiệt dạng vữa phun đang là loại vật liệu được ưu chuộng và được sử dụng phổ biến trong các công trình công nghiệp, dầu khí, hóa chất,…. Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu chống cháy cách nhiệt dạng vữa phun, dạng trái bả được sản xuất và sử dụng. Vậy, bạn có thắc mắc vữa chống cháy là gì? Hãy cùng Phòng Cháy Nhật Phong cùng tìm hiểu về vữa chống cháy, quy trình,công dụng, đặc tính qua bài viết dưới đây.

Vữa chống cháy là gì – Quy trình, ứng dụng, biện pháp thi công

VỮA CHỐNG CHÁY LÀ GÌ?

Vữa chống cháy được áp dụng theo QCVN06:2022/BXD hoặc QCVN06:2021/BXD mà khi thi công đúng quy trình thì không cần kiểm định mà vẫn được nghiệm thu về việc đảm bảo nâng bậc chịu lửa cho cấu kiện thép.

Vữa chống cháy, hay còn gọi là thạch cao Vermiculite, Vermimiculite xi măng, thạch cao chống cháy hoặc bê tông PUMICE là một vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi để bảo vệ kết cấu khỏi sự tác động của lửa. Với thành phần chính là thạch cao Vermiculite, thạch cao chống cháy, gốc xi măng Portland và các phụ gia, vật liệu này được thiết kế để chống cháy cho nội thất và ngoại thất trên bê tông và kim loại. Khác với các vật liệu chống cháy thông thường, vữa chống cháy có khả năng chống cháy cho cả 2 loại vật liệu cháy phổ biến nhất là hydrocacbon và xenllulo.

Với ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như ống thông gió, các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, cơ sở dược phẩm, nhà máy giấy và bột giấy, dàn khoan ngoài khơi, hạt nhân và nhà máy điện thông thường, nhà máy, nhà kho, các cơ sở thể chế và y sinh, vữa chống cháy là một vật liệu đa năng với khả năng bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.

CÁC LOẠI VỮA CHỐNG CHÁY PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Vữa Chống Cháy Thông Thường

Là loại vữa chống cháy được phối trộn sẵn từ các cốt liệu nặng, nguồn gốc từ các khoán sản tự nhiên, xi măng và các phụ gia hoạt tính khác cấu tạo thành.

Trong các công trình, nhà cao tầng, công trình dầu khí thì vữa chống cháy được thi công bằng phương pháp phun, trát bả lên các kết cấu kim loại như thép cột, dầm,.. tạo lớp phủ giúp cho các kết cấu công trình không bị biến dạng hay mất đi khả năng chịu lực trong trường hợp xảy ra hoả hoạn.

Loại vữa chống cháy thông thường rất dễ thi công và bảo trì. Sau khi phun lên bề mặt kết cấu thép cột, dầm,… lớp vữa chống cháy tạo thành một lớp phủ rắn chắc, có khả năng chịu được nhiệt từ đám cháy.

Vữa Chống Cháy Cách Nhiệt

Vữa chống cháy cách nhiệt là một loại vật liệu chống cháy tiên tiến được sử dụng để bảo vệ các công trình khỏi nguy cơ cháy nổ. Khác với vữa chống cháy thông thường, loại vữa này được phối trộn từ các thành phần khoáng chất đặc biệt có khả năng chịu nhiệt cao, giúp tạo nên lớp phủ chống cháy rất hiệu quả.

Với các tính năng vượt trội như khả năng chịu nhiệt lên tới 1200 độ C, độ bền cơ học cao và độ bám dính tốt, vữa chống cháy cách nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dầu khí, nhà cao tầng, nhà máy sản xuất, cơ sở hạ tầng, v.v.

Vữa chống cháy cách nhiệt cũng được thiết kế để thi công bằng phương pháp phun, trát bả lớp phủ chống cháy. Sau khi được thi công, loại vữa này sẽ tạo nên một lớp phủ rắn, có khả năng chịu được sự tác động nhiệt của đám cháy và đảm bảo an toàn cho các công trình

Sản Phẩm Vữa Chống Cháy Phổ Biến Tại Phòng Cháy Nhật Phong

Thạch cao vermiculite
Vermiculite Xi măng
bê tông pumice chống cháy
Thạch cao chống cháy

 

QUY TRÌNH THI CÔNG VỮA CHỐNG CHÁY

Quy trình thi công vữa chống cháy trên kết cấu thép là một quá trình cực kỳ quan trọng và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kỹ thuật cao cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đảm bảo được chất lượng đến mọi công trình. Để đảm bảo sự an toàn cho kết cấu thép và giảm thiểu rủi ro khi thi công, các điểm sau đây nên được lưu ý khi thi công vữa chống cháy.

Đối với các loại vữa xi măng thông thường, độ dày của các lớp thi công, độ hòa trộn,… là những yếu tố cần được chú ý. Các dòng vữa chống cháy nổi bật nhất hiện nay thì dễ dàng sử dụng và không cần điều kiện thi công phức tạp. Thời gian chống cháy càng lâu thì độ dày lớp vữa càng dày, vì vậy, điều kiện thi công vữa chống cháy lý tưởng khi nhiệt độ không khí > 10ºC; độ ẩm không khí < 85% và không bị nước tạt vào khi đang thi công.

1. Xử Lý Bề Mặt Khung Kim Loại

Quá trình xử lý bề mặt khung kim loại là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình thi công vữa chống cháy, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, hiệu quả và khả năng bám dính của vữa. Để đạt được chất lượng tối ưu, quá trình này thường được tiến hành bằng máy phun cát hoặc máy phun bi, kết hợp với nước để làm sạch các chỗ bị gỉ sét, bụi bẩn trên bề mặt kim loại (theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên).

Lưu ý quan trọng khi thi công vữa chống cháy là không nên thực hiện trên các bề mặt sắt thép rỉ sét hoặc dính dầu mỡ. Nếu không tránh được, hãy sử dụng các loại dung môi phù hợp để làm sạch. Để đảm bảo hiệu quả tối đa, bề mặt thép cần được làm sạch và khô trước khi thi công vữa chống cháy.

xử lý bề mặt khung kim loại

2. Thi Công Lớp Lót Chống Rỉ

Để tăng độ bền và khả năng bám dính cho vữa chống cháy, thi công lớp sơn lót chống rỉ là bước cần thiết trong quá trình xử lý bề mặt. Việc sử dụng sơn lót chống rỉ, bên cạnh việc bảo vệ kết cấu sắt thép khỏi các tác nhân gây ăn mòn, còn giúp cho bề mặt sản phẩm được giữ màu sắc và độ bền. Để chọn loại sơn lót phù hợp, có thể lựa chọn giữa nhựa AlkydEpoxy tùy theo từng loại vật liệu.

Để thi công sơn lót chống rỉ đạt hiệu quả cao, có thể sử dụng súng phun sơn chuyên dụng, rulo hoặc cọ. Nên thi công trong nhà có mái che, tránh mưa tạt làm hao hụt và ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Sau khi thi công sơn lót, để đảm bảo bề mặt đáp ứng tiêu chuẩn thi công sang bước tiếp theo, màng sơn phải khô cứng, bám dính chặt và bề mặt phẳng.

thi công lớp lót chống rỉ

3. Bắn khung sắt định hình và ốp thạch cao tấm 9mm lên cấu kiện thép cột dầm kèo

Đối với cấu kiện thép Cột áp dụng theo QCVN06:2022/BXD – Phụ lục F7 mục B/2 và áp dụng theo theo QCVN06:2021/BXD – Phụ lục F8 mục B/4/a
Đối với cấu kiện thép Dầm kèo áp dụng với QCVN06: 2022/BXD-Phụ lục F8 –mục B/1/b và theo QCVN06:2021/BXD – Phụ lục F9 mục B/1/c
Hàn khung sắt định hình lên cấu kiện sắt, lưu ý cần lấy sắt hộp mạ kẽm có độ dày và khi hàn lên chú ý các mối hàn và khoảng cách để tạo sự chắc chắn
Bắn tấm thạch cao 9mm lên khung sắt đã định hình để tạo thành dạng rỗng

Tạo khung sắt định hình với cột và dầm kèo
Bắn thạch cao và khung thép định hình

4. Lắp Đặt Lưới Thép

  • Đối với dạng đặc thì bắn lưới thép vào cấu kiện bằng súng hơi chuyên dụng.

Sau khi lớp sơn lót chống gỉ khô hoàn toàn, tiếp tục bằng cách thi công lớp lưới thép gia cường hoặc lưới dập giãn, còn được gọi là Lati thép.

  • Đối với dạng rỗng thì bắn lưới thép gia cường (Laiti thép) vào thạch cao tấm đã dựng thành hộp trên cấu kiện

Lưới dập giãn (hay Lati thép) là loại lưới thép được dập từ tấm thép và kéo giãn bằng công nghệ máy móc tiên tiến. Lưới thép có độ dày từ 0.5 đến 1mm và mắt lưới 10 đến 20mm là loại lưới nên chọn để tăng độ bền. Sau đó, cố định Lati thép quanh bề mặt vật liệu bằng cách bắn đinh hoặc quấn quanh.

Lưu ý rằng, khoảng cách giữa bề mặt vật liệu và lưới thép không được quá 5mm để đảm bảo độ bám dính và hiệu quả của quá trình thi công.

Dầm kèo khi được bắn Laiti thép
Lắp đặt lưới thép gia cố dạng đặc

4. Thi Công Lớp Vữa Chống Cháy

Để đảm bảo tính chất chống cháy, độ bền và thẩm mỹ của sản phẩm, việc lựa chọn độ dày của lớp vữa chống cháy phải phù hợp với yêu cầu thời gian chống cháy. Độ dày của lớp vữa chống cháy có thể dao động từ 12.5mm đến 50mm tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể.

Việc thi công lớp vữa chống cháy có thể được thực hiện bằng phương pháp phun hoặc trát. Tỉ lệ pha trộn vữa/nước cũng phụ thuộc vào phương pháp thi công, với tỉ lệ lần lượt là 1kg/0.8kg nếu bạn sử dụng phương pháp phun và 1kg/0.6kg nếu sử dụng phương pháp trát.

Khi thi công, cần phun đều từng lượt khoảng 2-3mm trên bề mặt vật liệu đến khi lớp vữa đạt được độ dày theo định mức và yêu cầu chống cháy.

thi công lớp vữa chống cháy dạng đặc
Thi công vữa chống cháy dạng rỗng dầm kèo
Thi công vữa chống cháy dạng rỗng cột

5. Thi Công Sơn Phủ Màu Cho Vữa Chống Cháy

Để đảm bảo công trình vừa đẹp vừa an toàn, không bị thấm nước hay nấm mốc, bạn cần lưu ý đến việc bảo vệ vật liệu bằng cách thi công một lớp sơn phủ bảo vệ sau khi lớp vữa đã khô trong ít nhất 24 giờ.

Trước khi tiến hành phủ một lớp sơn phủ màu, hãy đảm bảo lớp vữa và lớp sơn đã khô hoàn toàn và đồng đều, bề mặt bám dính chặt. Việc này giúp tăng độ thẩm mỹ và độ bền của bề mặt sản phẩm.

6. Hoàn Thiện Công Trình, Nghiệm Thu Và Bàn Giao

Sau khi hoàn thiện giai đoạn thi công vữa chống cháy, tiến hành nghiệm thu toàn bộ dự án và bàn giao. Phòng cháy Nhật Phong đặt trách nhiệm lên hàng đầu nên nếu trường hợp sai sót sẽ tiến hành bảo hành và khắc phục nhanh chóng.

ảnh nghiệm thu thi công vữa chống cháy
ảnh nghiệm thu thi công vữa chống cháy 1
ảnh nghiệm thu thi công vữa chống cháy 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA VỮA CHỐNG CHÁY

Vữa chống cháy có một số đặc điểm sau:

  • Tính chịu nhiệt cao
  • Khả năng chống chịu va đập, chịu lực nén
  • Không bị vôi hóa sau khi bị đốt cháy
  • Có khả năng cách âm tốt
  • Không chứa các chất độc hại.
  • Sử dụng đơn giản và thuận tiện

Sản Xuất Vữa Chống Cháy

Phòng cháy Nhật Phong sản xuất vữa chống cháy với nguyên liệu chính là xi măng chịu nhiệt và cốt liệu Vermiculite. Vữa chống cháy được sản xuất có tính chất đặc biệt như: nhẹ, chịu lực tốt, cách nhiệt, không bắt lửa, không giòn gãy, không chứa amiăngclorit nên không có chất độc gây hại cho sức khoẻ.

ĐƠN VỊ THI CÔNG VỮA CHỐNG CHÁY UY TÍN TP HCM

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Nhật Phong là đơn vị chuyên cung cấp các vật liệu chống cháy uy tín hàng đầu tại miền Nam. Với dịch vụ chuyên nghiệp về PCCC, chúng tôi cung cấp các sản phẩm vật liệu chống cháy, đặc biệt là vữa chữa cháy. Chúng tôi luôn tự hào là một trong những nhà cung cấp vữa chữa cháy hàng đầu tại khu vực.

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Phòng cháy, chúng tôi đã tư vấn cho hàng trăm công ty về các giải pháp phòng cháy tiết kiệm và hiệu quả nhất. Chúng tôi cam kết đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đồng thời cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhất.

Được hỗ trợ bởi các chuyên gia thuộc Đại học Phòng cháy chữa cháy, chúng tôi đã nhận được niềm tin từ nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, thi công vữa chống cháy cấu kiện công trình, hãy liên hệ ngay để được tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm từ chúng tôi.

Hệ thống Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Nhật Phong:

– Số 105 Đường Số 3, KDC Hồng Long, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 02822.464.114 – 0913.089.114

Hỗ trợ: phongchaynhatphong@gmail.com

Website: phongchaynhatphong.com

0/5 (0 Reviews)

Thêm bình luận

Thông tin liên hệ sẽ được giữ bí mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *